Bản Cát Cát

Opening

5/5

frontend.home.address_information

Xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam
Opening
https://sapa-tour.vn/vi/p1-ban-cat-cat

Audio

frontend.home.location

frontend.home.describe

Bản Cát Cát là một bản lâu đời của người Mông cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng chừng 2km, là địa điểm hấp dẫn với những người muốn tìm hiểu về cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây. Nơi đây có khá nhiều nghề thủ công truyền thống: trồng bông, lanh và dệt vải. Qua những khung dệt này, người Mông đã tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn: hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa và muông thú, hoa văn góc cạnh… Gắn liền với công đoạn dệt vải lanh là khâu nhuộm vải và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong. Ở bản Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc hay bằng đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống đã có từ lâu đời và đã tạo ra được những sản phẩm thủ công truyền thống đầy tinh xảo. Quy trình chế tác bạc khá phức tạp gồm nhiều công đoạn: trước hết họ cho nguyên liệu vào nồi trên bễ lò đun đến khi bạc nóng chảy thì rót vào máng. Chờ khi bạc nguội thì lấy ra dùng búa đập, rèn sao cho thanh bạc có kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn, vuông, tam giác, tròn, dẹt hay kéo thành sợi tuỳ theo từng loại sản phẩm. Tiếp đó giũa cho thật nhẵn và nếu cần trang trí thì dùng đinh để chạm khắc, tạo hoa văn nổi hoặc chìm rồi mới uốn tạo hình sản phẩm. Cuối cùng là bước đánh nhẵn, làm trắng và bóng. Sản phẩm chạm bạc ở Cát Cát khá phong phú và đa dạng, gồm nhiều chủng loại khác nhau nhưng chủ yếu là đồ trang sức của phụ nữ: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn,… Lễ hội ở Cát Cát là những sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo. Được tổ chức vào các thời điểm đầu xuân hoặc đầu mùa thu, chỉ có quy mô nhỏ và diễn ra trong phạm vi của làng, đó là các nghi lễ cúng “thổ ty” – “thổ địa”. Những vị thần được thờ là những người có công lập làng. Lễ hội “gầu tào” là một trong những lễ hội quan trọng của người Mông, có mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh. Lễ hội “ăn thề” của làng được tổ chức vào tháng giêng. Các gia đình đóng góp cỗ làm hội, sau khi lễ cúng kết thúc, chủ làng nêu ra các vấn đề cấm kỵ của làng và mọi ngƣời cùng ăn thề thực hiện. Làng Cát Cát đươc hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theo phường thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Ngoài nơi ở còn có nơi sản xuất: họ trồng lúa bên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi theo phương pháp canh tác thủ công, sản lượng thấp. Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu nướng… 

 

Ảnh: Bản Cát Cát (nguồn Internet)

 

frontend.review.title

5 / 5

(4 frontend.review.title)


frontend.review.filter

Mr Hạnh

frontend.review.useful (1)
frontend.review.feedback

Starlight

Đẹp quá

frontend.review.useful
frontend.review.feedback

Starlight

Đẹp xuất sắc

frontend.review.useful
frontend.review.feedback

Phạm Dũng

Bản Cát Cát là mang vẻ đẹp rất riêng và chưa bao giờ làm người ta thất vọng. Từ những vườn hoa đầy sắc màu bao quanh ngôi nhà trình tường cũ, bên cạnh con đường lát đá, cho đến cả những không gian văn hóa bản làng đậm chất Tây Bắc. Tất cả như hòa quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động.

frontend.review.useful (3)
frontend.review.feedback