Du lịch Sapa, chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc huyền thoại
1. Nhà thờ đá Sapa
Nhà thờ cổ Sapa (hay nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi), tọa lạc ở trung tâm thị trấn, là điểm du lịch Sapa nổi tiếng, được người Pháp xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20. Trước khi xây dựng, người Pháp đã nghiên cứu rất kỹ để chọn lựa vị trí, phía trước là một khu đất rộng bằng phẳng, phía sau là núi Hàm Rồng. Nhà thờ đá cổ Sapa được xây dựng với đầu hướng về phía mặt trời mọc, bởi theo họ đây là hướng đón nguồn sáng của Thiên Chúa. Cuối nhà thờ là khu tháp chuông hướng theo phía Tây – nơi sinh thành của Chúa Ki-tô.
Kiến trúc của nhà thờ theo lối Gothic La Mã với mái nhà, vòm cuốn và tháp chuông… đều có hình chóp tạo cho công trình nét thanh thoát. Toàn bộ nhà thờ được xây dựng bằng đá đẽo với hỗn hợp vôi, cát, mật mía. Phần tường cánh thánh giá được tạo nhám trông giống như nhũ đá chảy xuống mang vẻ đẹp rất tự nhiên. Trần làm bằng vôi rơm nay đã được làm mới, riêng phần trần phía gác chuông được làm từ hỗn hợp của vôi, sắt và rơm vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu.
Tổng diện tích nhà thờ khoảng 6000m2, được chia thành nhiều khu: nhà thờ, nhà ở thầy tu, dãy nhà xứ, khu chăn nuôi, nhà thiên sứ, sân, khu vườn thánh và hàng rào. Trong đó, khu nhà thiên sứ bao gồm: 3 gian tầng trên chuyên để cứu chữa những người bệnh tật hay cho những người lữ hành qua đêm, một tầng hầm, bếp ăn, nhà vệ sinh… Khu nhà thờ rộng 500 m2 gồm 7 gian và phần tháp chuông với quả chuông được đúc từ năm 1932, nặng 500 kg và cao 1,5m.
2. Tu viện cổ Tả Phìn
Tu viện Tả Phìn nằm ở bản Tả Phìn, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 12 km về hướng đông, là điểm du lịch Sapa được nhiều du khách yêu thích. Tu viện nằm dưới chân núi, được xây năm 1942. Đây từng là nơi tu hành của 12 nữ tu theo lối khổ hạnh thuộc dòng nữ tu của hội thánh Ki-tô cải giáo sinh hoạt truyền đạo. Năm 1945, đoàn nữ tu về Hà Nội, tu viện vì thế mà bị bỏ hoang.
Tổng thể, tu viện gồm một nhà 5 gian có hướng chính quay về phía tây, cao 3 tầng, chính là chỗ ở và sinh hoạt của các nữ tu. Tất cả giờ đây chỉ còn lại những bức tường đá phủ kín rêu phong theo năm tháng. Có thể nói tu viện là một thế giới khác với vẻ đẹp đặc trưng của châu Âu, tách biệt hoàn toàn với không gian núi rừng Sapa. Những bức tường thành được làm hoàn toàn từ đá ong, còn phía bên trong là những mảng tường, ô cửa sổ kiên cố.
Ảnh: @ngophuongg_
3. Thủy điện cổ Cát Cát
Nằm bên dòng thác Tiên Sa, di tích nhà máy thủy điện Cát Cát như một nét chấm phá cho bức tranh khu du lịch bản Cát Cát – một trong những địa điểm du lịch Sapa nổi tiếng. Du khách men theo triền thung lũng trên con đường nhỏ dốc đứng từ trên bản xuống khu vực thác sẽ bắt gặp hình ảnh cây cột điện bằng sắt đã cũ kỹ rêu phong, gắn tấm bảng nhỏ với dòng chữ: “Cột điện có từ năm 1925”.
Nhà máy thủy điện cổ Cát Cát. Ảnh: Phạm Quỳnh.
Thủy điện Cát Cát là 1 trong 2 thủy điện được người Pháp xây dựng đầu tiên ở Sapa. Sau gần 100 năm, đến nay, thủy điện Cát Cát vẫn được bảo vệ, lưu giữ để bảo tồn những giá trị về lịch sử cũng như phục vụ du lịch. Do thời điểm này, đường vận chuyển vật liệu, thiết bị từ ga đường sắt Lào Cai lên địa điểm xây dựng rất khó khăn, nên việc thi công phải mất nhiều năm mới hoàn thành. Được biết, vật liệu xây dựng được chuyển từ Pháp sang bằng tàu biển đến cảng Hải Phòng, rồi chuyển bằng tàu hỏa lên Lào Cai.
Cây cột điện. Ảnh: Báo Đắk Lắk.
Theo tư liệu lịch sử, thủy điện Cát Cát có công suất thiết kế ban đầu là 50 kW/h, chủ yếu cung cấp điện cho hệ thống máy điện tín và phục vụ sinh hoạt cho sĩ quan và binh lính Pháp. Đến năm 1953, trong phong trào tiễu phỉ kháng chiến, để tránh bị phá hoại, chính quyền địa phương quyết định chuyển hệ thống máy phát điện về Yên Bái để bảo quản nên công trình ngừng hoạt động.
Ảnh: Báo Đắk Lắk
Đến năm 1960, khi người Ba Lan xây dựng trạm vật lý địa cầu tại huyện Sapa đã nghiên cứu hỗ trợ sửa chữa, khôi phục nhà máy thủy điện Cát Cát. Các chuyên gia Ba Lan đã thiết kế và đặt làm một tua-bin máy phát mới bên nước sở tại nâng công suất thủy điện Cát Cát lên 100 kW/h cung cấp đủ điện cho trạm vât lý địa cầu và một số cơ quan đầu não của Sapa thời đó.
Ảnh: Báo Đắk Lắk
Hệ thống phát điện của nhà máy thủy điện cổ Cát Cát. Ảnh: Báo Lào Cai.
4. Những biệt thự cổ trong khách sạn Công Đoàn
Du lịch Sapa bạn không thể bỏ qua những căn biệt thự Pháp cổ. Trong khuôn viên rộng hơn 2 ha của khách sạn Công Đoàn, có 8 tòa nhà được xây dựng theo kiến trúc Pháp, tuy nhiên chỉ có 2 tòa nhà còn giữ được nguyên bản, 3 tòa nhà được phục chế và 3 tòa nhà được xây mới trên nền biệt thự cũ. Các biệt thự được xây dựng từ năm 1937 và năm 1941. Mỗi căn biệt thự có diện tích hơn 200 m2 với chiều cao từ 2 – 3 tầng.
Ảnh: Báo Lào Cai
Các căn biệt thự đều được xây dựng nằm trên đường đồng mức, có khuôn viên cây xanh, hoa viên, tường rào đá và tầm nhìn đẹp. Những kiến trúc sư giỏi đã lựa chọn vật liệu đá để xây tường nhà. Mỗi viên đá được kết dính với nhau bằng mật và muối. Ngói lợp, gạch lát nền là loại được sản xuất tại Pháp có nhãn hiệu SATIC. Mặc dù trải qua cả trăm năm dãi dầu, những viên ngói đỏ dẫu không còn tươi, nhưng vẫn bền chắc.
Ảnh: Báo Lào Cai
Hoa thủy tiên trong khuôn viên khách sạn. Ảnh: Fb Khách sạn Công đoàn Sapa.
Ảnh: Fb Khách sạn Công đoàn Sapa
frontend.home.readers_opinions
frontend.home.other_articles
Tổ đại biểu số 1 HĐND thị xã Sa Pa tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17
06/01/2025
Đón 50 du khách đầu tiên "xông đất" Sa Pa năm 2025
06/01/2025
Hàng ngìn du khách tham dự Countdown chào năm mới 2025 tại Sa Pa
06/01/2025
Thị xã Sa Pa Công bố Đại sứ Du lịch nhiệm kỳ 2025 – 2026
06/01/2025
Trao Giấy CNQSD đất theo Nghị quyết số 50 của BTV Tỉnh uỷ cho 4 hộ dân tại Phường Phan Si Păng
06/01/2025